
Cấu trúc và tầm quan trọng của lớp biểu bì da
Chức năng quan trọng nhất của da là hình thành hàng rào ngăn cách giữa môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể, ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh, hoá chất, nhiệt, nước, bức xạ, …
Da được chia thành 2 ngăn cấu trúc chính: phần biểu mô phủ trên bề mặt (còn gọi là biểu bì) và thành phần dinh dưỡng liên kết (gồm trung bì và hạ bì). Màng đáy (lớp dưới cùng của biểu bì) ngăn cách vật lý giữa 2 ngăn.
- Cấu trúc của lớp biểu bì da
Biểu bì là lớp biểu mô liên tục đổi mới, ngăn ngừa cơ thể mất nước. Thử tưởng tượng nếu chúng ta mất đi lớp biểu bì da, dưới tác động của nhiệt độ cao, nước trong cơ thể sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài và bay hơi, chúng ta sẽ không tiếp tục duy trì được sự sống.

Biểu bì được chia thành nhiều lớp:
- Trong cùng là lớp đáy (ngay trên trung bì) – 15% tế bào ở lớp này tham gia vào việc tái tạo biểu bì, còn lại sẽ ở trạng thái nghỉ ngơi, hoặc không hoạt động. Khi có vết thương hoặc can thiệp trẻ hoá, các tế bào sẽ chuyển sang trạng thái hoạt động và tăng sinh nhiều hơn.
- Tiếp theo sẽ đến lớp gai: có 5 – 10 hàng tế bào nằm sát nhau, nối với nhau bằng các cầu nối bào tương, rõ rệt hơn ở lớp đáy. Các tế bào gai cũng có khả năng sinh sản bằng gián phân.
- Lớp thứ 3 là lớp hạt: gồm từ 3 – 4 hàng tế bào, hình dẹt, nằm trên lớp gai. Trong bào tương chứa các hạt sừng keratohyalin. Khi xuất hiện hạt sừng keratohyanlin nghĩa là quá trình sừng hoá bắt đầu. Bề dày của lớp hạt sẽ phụ thuộc vào mức độ sừng hóa.
- Lớp sáng: Lớp này chỉ xuất hiện ở các khu vực lòng bàn tay, bàn chân. Lớp sáng nằm ở trên lớp hạt bao gồm những tế bào trong, thuần nhất, không có nhân, dẹt, xếp thành 2 hoặc 3 hàng, các tế bào này chứa chất eleidin, hình thành do hoá lỏng các hạt sừng trong chứa nhiều nhóm disulfit
- Ngoài cùng là lớp tế bào sừng: bao gồm các tế bào giàu protein và tế bào giàu lipid, bao gồm các tế bào dẹt không nhân. Bất kỳ sự thay đổi nào trong quá trình biệt hóa biểu bì và thành phần lipid đều dẫn đến chức năng hàng rào bị thay đổi, bệnh lý về da sẽ xuất hiện kèm theo đó
Lớp biểu bì chủ yếu bao gồm các tế bào sừng trong các giai đoạn biệt hóa tiến triển.
Lớp biểu bì không chứa mạch máu, nó được nuôi nhờ các chất dinh dưỡng thẩm thấu từ mạch máu ở lớp hạ bì bên dưới và thải chất thải qua màng đáy
Khi lớp biểu bì khoẻ mạnh, quá trình tăng sinh và bong vảy duy trì cân bằng, chu kỳ thay da ở người trưởng thành khoảng 28 ngày. Ở bệnh nhân bị bệnh da vảy cá, tốc độ bong da chậm, tế bào da chết giữ lại trên bề mặt. Trường hợp bệnh vảy nến, tế bào tăng sinh quá nhanh (tăng sừng hoá quá mức), da dễ dàng bị viêm, mảng đỏ, bong tróc lớn.
Lớp sừng quy định số lượng và tốc độ hấp thụ qua da. Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến điều này là độ ẩm của da và độ ẩm môi trường. Ở những làn da khỏe mạnh với quá trình hydrat hóa bình thường, thuốc chỉ có thể thâm nhập vào lớp sừng bằng cách đi qua hàng rào lipid chặt chẽ, tương đối khô giữa các tế bào. Khi tăng độ ẩm cho da hoặc hàng rào bình thường của da bị suy giảm do bệnh da, bong tróc, bào mòn, nứt nẻ hoặc sinh non, sự hấp thụ qua da sẽ tăng lên.
- Các loại tế bào ở lớp biểu bì
– Tế bào hắc tố: những tế bào này tạo ra sắc tố da sẫm màu. Tế bào hắc tố được tìm thấy ở tầng đáy và nằm rải rác giữa các tế bào sừng dọc theo màng đáy với tỷ lệ một tế bào hắc tố trên 10 tế bào đáy. Chúng tạo ra sắc tố melanin, được sản xuất từ tyrosine, là một axit amin, được đóng gói trong các túi tế bào gọi là melanosomes, được vận chuyển và phân phối vào tế bào chất của tế bào sừng. Chức năng chính của melanin là hấp thụ bức xạ tia cực tím (UV) để bảo vệ chúng ta khỏi tác hại của nó.
Màu da không được xác định bởi số lượng tế bào hắc tố mà bởi số lượng và kích thước của các melanosome. Nó bị ảnh hưởng bởi một số sắc tố, bao gồm melanin, caroten và hemoglobin. Melanin được chuyển vào tế bào sừng thông qua melanosome. Do đó, màu sắc của da phụ thuộc vào số lượng melanin được sản xuất bởi các tế bào hắc tố ở tầng đáy và được các tế bào sừng tiếp nhận.
Melanin xuất hiện ở hai dạng chính:
+ Eumelanin: tồn tại dưới dạng đen và nâu
+ Pheomelanin: tạo màu đỏ
Màu da cũng bị ảnh hưởng bởi việc tiếp xúc với bức xạ UV, các yếu tố di truyền và ảnh hưởng nội tiết tố.
– Tế bào Merkel: được liên kết với các đầu dây thần kinh cảm giác. Những tế bào này chỉ hiện diện với một số lượng rất nhỏ trong tầng đáy. Chúng liên kết chặt chẽ với các sợi tận cùng của dây thần kinh da và dường như có vai trò trong cảm giác, đặc biệt là ở các vùng trên cơ thể như lòng bàn tay, lòng bàn chân và cơ quan sinh dục.
– Tế bào Langerhans: tế bào đuôi gai giống đại thực bào. Đây là những tế bào đại diện cho kháng nguyên (vi sinh vật và protein lạ) được tìm thấy trong lớp gai. Chúng là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể và thường xuyên theo dõi các kháng nguyên trong môi trường xung quanh để có thể bẫy chúng và trình bày chúng với tế bào lympho T-helper, do đó kích hoạt phản ứng miễn dịch
Quá trình sừng hóa của lớp biểu bì là một quá trình liên tục. Các tế bào cần thiết cho sự đổi mới liên tục này đến từ lớp cơ bản nơi diễn ra quá trình phân chia tế bào. Vì quá trình này rất nhạy cảm với bức x , có các sắc tố trong lớp mầm tạo ra một lớp bảo vệ da sẫm màu hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mạnh.
Mặt khác, lớp sừng rất mỏng ở những nơi cần độ mềm dẻo cao hơn, chẳng hạn như trên mí mắt. Ở những nơi tiếp xúc với căng thẳng cơ học, như lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, nó dày hơn và có thể hình thành vết chai. Sự hình thành các vết chai là một cơ chế bảo vệ. Ngay sau khi các tác động giảm xuống, sự hình thành các lớp dày hơn sẽ dừng lại.
- Chức năng của lớp biểu bì
a. Hàng rào vật lý
Chức năng chính của lớp biểu bì là rào cản vật lý ngăn chặn sự xâm nhập của các chất kích thích và chất gây dị ứng từ môi trường ngoài. Đồng hợp lớp này sẽ ngăn ngừa sự mất nước và duy trì cân bằng nội môi.
Tế bào sừng (Keratinocyte) sản xuất keratin (protein dạng sợi dai). Giữa các tế bào sừng này có một hỗn hợp phức tạp của lipid và protein. Các lipid gian bào bị phân hủy bởi các enzyme từ tế bào sừng để tạo ra một hỗn hợp lipid gồm ceramide (phospholipid), axit béo và cholesterol. Các phân tử này được sắp xếp theo kiểu tổ chức cao, kết hợp với nhau và các tế bào sừng để tạo thành hàng rào lipid của da chống lại sự mất nước và sự xâm nhập của các chất gây dị ứng và kích ứng.
Ngoài ra, các tế bào sừng có chứa yếu tố giữ ẩm tự nhiên – chúng hút và giữ nước. Hàm lượng nước cao trong các tế bào sừng khiến chúng phồng lên, giữ cho lớp sừng mềm dẻo và đàn hồi, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các vết nứt và rạn.
Da là hàng rào bảo vệ khỏi tác hại của bức xạ tia cực tím từ mặt trời.
Điều hòa nhiệt độ: da là bảo vệ cơ thể khỏi lạnh hoặc nóng và duy trì nhiệt độ không đổi. Khi khí hậu nóng, các mạch giãn ra, da đỏ lên và hình thành các hạt mồ hôi trên bề mặt để thoát nhiệt trực tiếp, làm mát cơ thể. Khi lạnh, mạch máu co lại, cản trở nhiệt thoát ra ngoài.
b. Hàng rào sinh hoá
Chức năng sinh hóa: Da tham gia vào một số quá trình sinh hóa. Khi có ánh sáng mặt trời, một dạng vitamin D được gọi là cholecalciferol được tổng hợp từ một dẫn xuất của cholesterol steroid trong da. Gan chuyển đổi cholecalciferol thành calcidiol, sau đó được chuyển thành calcitriol (dạng hóa học hoạt động của vitamin) trong thận. Vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ bình thường của canxi và phốt pho.
Da cũng chứa các thụ thể đối với các hormone steroid khác (oestrogen, progestogen và glucocorticoid) và vitamin A.
Duy trì pH ổn định bên ngoài lớp biểu bì để cân bằng hệ vi sinh tự nhiên trên da.
c. Hàng rào miễn dịch
Da là một cơ quan miễn dịch quan trọng, được tạo thành từ các cấu trúc và tế bào quan trọng. Tùy thuộc vào phản ứng miễn dịch, nhiều loại tế bào miễn dịch, dịch thể, cytokin có liên quan sẽ được kích thích tăng sinh bảo vệ cơ thể
d. Chức năng xúc giác và thẩm mỹ
Da là cơ quan ‘xúc giác’ kích hoạt phản ứng nếu chúng ta chạm vào hoặc cảm nhận thứ gì đó, bao gồm cả những thứ có thể gây đau, ngứa, nóng rát để cơ thể phản xạ lại tránh xa những tác động đó.
Ngoài ra, da còn có chức năng thẩm mỹ, ngoại hình rất quan trọng trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày.
Lớp biểu bì giữ một chức năng vô cùng quan trọng. Đẹp nhanh với phương pháp sai lầm làm cho da, đặc biệt là lớp biểu bì mỏng yếu sẽ rất khó phục hồi.
Đăng ký tham gia khoá học “Đừng huỷ hoại biểu bì da” do Uyên Phương tổ chức tại: https://m.me/uyenphuongcosmetics để được cập nhật kiến thức chuyên sâu thẩm mỹ da liễu.